Thành phần dược liệu

Hoa Hòe

hoe_hoa

Cây hòe thuộc họ Đậu (Fabaceae) là cây nhỡ, thường xanh, cao đến 5-7 m, cành hình trụ, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, các lá chét mọc đối.

Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả đậu hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt. Hòe được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, tập trung ở các tỉnh như Thái Bình, Nghệ An, Hà Nam, ngoài ra còn được trồng phân tán ở hầu khắp các tỉnh.

Thành phần: 

Hòe là nguyên liệu giàu Rutin. Ngoài ra, còn có quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose.

Tác dụng trong chăm sóc răng miệng:

Tinh chất Rutin trong Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương. Thiếu Rutin tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ. Do đó, hòe được sử dụng trong các bài thuốc cổ phương để giảm chảy máu chân răng hiệu quả

Cách dùng Chăm sóc răng miệng bằng hoa hòe

Bạn có thể khắc phục tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả bằng hoa hòe khô bằng phương pháp sau:

Tiến hành sao vàng một lượng nhỏ bông hoa hòe khô. Sau đó đem sắc cùng với nước. Súc miệng hàng ngày với nước hoa hòe mỗi ngày uống 2 lần giúp hạn chế và giảm chảy máu chân răng hiệu quả.

Nguồn: Sưu tầm + Sách cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1

Các thành phần khác

Cây loét miệng (Dạ Cẩm)

Giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và làm dịu cơn đau

Cây xô thơm

Kháng khuẩn, giảm mảng bám răng và sâu răng

Vỏ quả cau

Góp phần giúp trắng răng, chắc chân răng

Vitamin E

Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng lợi

Đinh Hương

Giúp hạn chế phát triển vi khuẩn, khử mùi

Cam Thảo

Giúp hạn chế phát triển vi khuẩn

Một Dược

Góp phần giảm viêm

Rễ Cây Ratany

Góp phần ngăn ngừa: chảy máu chân răng, loét miệng, nhiệt miệng

Cúc kim tiền

Góp phần: giảm sưng đau, chống viêm và giảm chảy máu chân răng

Keo Ong

Giúp sạch khuẩn