Thành phần dược liệu

Cây loét miệng (Dạ Cẩm)

Da cam

CÂY LOÉT MIỆNG (DẠ CẨM)

Dạ cẩm là cây bụi, leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh, sau tròn, phình to ở những đốt. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc gòn hay nhọn, đầu nhọn, dài 5 – 15cm, rộng 3 -5 cm, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, gân lá nổi rất rõ; lá kèm chia 4 -5 thùy hình sợi; cuống ngắn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành xim phân đôi, gồm những đầu tròn mang hoa màu trắng, hoặc trắng vàng.

Dạ cẩm là loài mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.

Thành phần: 

Rễ dạ cẩm chứa alcaloid, saponin, tanin. Hàm lượng alcaloid toàn phần là 1,982%. Hai alcaloid tinh khiết đã được phân lập từ rễ. Saponin có chỉ số bọt là 25 và chỉ số phá huyết là 67.

Tác dụng trong chăm sóc răng miệng:

DẠ CẨM (hay còn được gọi là Cây Loét Miệng) là một trong những vị dược liệu tiêu biểu, đã được ghi nhận tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm dịu cơn đau, giúp chóng lên da non, thường được sử dụng khi bị loét miệng lưỡi, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Cách dùng Chăm sóc răng miệng bằng Cây loét miệng

Bạn có thể chữa lở loét miệng lưỡi bằng cách lấy toàn thân cây Dạ cẩm băm nhỏ, nấu cao lỏng, trộn mật ong, bôi hàng ngày.

Nguồn: Sưu tầm + Sách cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Các thành phần khác

Cây xô thơm

Kháng khuẩn, giảm mảng bám răng và sâu răng

Vỏ quả cau

Góp phần giúp trắng răng, chắc chân răng

Vitamin E

Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng lợi

Đinh Hương

Giúp hạn chế phát triển vi khuẩn, khử mùi

Hoa Hòe

Tăng sức bền thành mạch, góp phần giảm chảy máu chân răng

Cam Thảo

Giúp hạn chế phát triển vi khuẩn

Một Dược

Góp phần giảm viêm

Rễ Cây Ratany

Góp phần ngăn ngừa: chảy máu chân răng, loét miệng, nhiệt miệng

Cúc kim tiền

Góp phần: giảm sưng đau, chống viêm và giảm chảy máu chân răng

Keo Ong

Giúp sạch khuẩn