Thành phần dược liệu

Vỏ quả cau

vo-qua-cau-kem-danh-rang-duoc-lieu-ngoc-chau

Cau là loại cây trồng lâu đời và rất quen thuộc ở Việt Nam. Cây được trồng ở khắp nơi, nhất là vùng trung du và đồng bằng.

Đây là giống cây có thân mọc thẳng đứng, cao 15-20 m. Thân cây có nhiều vòng đốt là vết tích của những tàu lá rụng.. 

Ở ngọn thân có một chùm lá rộng; lá có cuống và bẹ to, mang hai dãy lá chét xếp đều đặn dạng lông chim, lá chét hẹp ngang, màu lục bóng, có gân to. 

Hoa cau có màu trắng, mọc gần sát ngọn. Trong một chùm hoa cau bao gồm cả hoa đực và cái, hoa đực sẽ rụng sớm hơn, còn hoa cái đậu thành quả.

Quả cau có màu xanh, mọc thành buồng và có vị chát. Vỏ quả cau thường được dùng để chăm sóc răng miệng.

Thành phần 

Vỏ cau cũng chứa những alcaloid như ở hạt (arecolin, guvacolin, guvacin,…)

Tác dụng của vỏ cau

Theo kinh nghiệm dân gian, Vỏ cau có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, giúp cho hàm răng chắc khỏe và trắng sáng hơn. Do đó, từ lâu ông bà ta ngày xưa thường giữ thói quen nhai cau trầu để giữ cho răng luôn chắc khỏe.

Cách dùng cau chăm sóc răng miệng

Dưới đây là một số phương pháp dân gian chăm sóc răng miệng bằng vỏ cau được các thế hệ lưu truyền đến ngày nay, mà bạn có thể áp dụng:

Cách 1:  Dùng Vỏ cau khô chà răng

Quả cau rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt, sau đó phơi khô vỏ cau để dùng dần.

  • Khi dùng thì ngâm vỏ cau trong nước sạch khoảng 2 – 3 phút, để làm mềm vỏ cau.
  • Dùng vỏ cau chà lên răng khoảng 5- 10 phút. Chú ý nhẹ tay, dùng lực chà xát nhẹ, vừa phải để tránh ảnh hưởng tới men răng.
  • Cuối cùng súc miệng bằng nước sạch.

Sau khi dùng vỏ cau để làm trắng răng, nên đợi ít nhất khoảng 30 phút rồi mới đánh răng.

Cách 2: Súc miệng với Rượu cau

  • Bạn sẽ cần khoảng 30 quả cau và 1 lít rượu trắng. 
  • Đầu tiên, bạn ngâm cau với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn rồi với ra để ráo nước. 
  • Tiếp đến, bạn gọt vỏ quả cau rồi cắt thành 4 phần và đem ngâm với rượu trong khoảng 3 – 4 tuần (hoặc lâu hơn cũng được). 
  • Hãy sử dụng rượu cau để súc miệng khoảng 2 phút rồi làm sạch miệng với nước muối pha loãng để làm trắng và chắc khỏe răng.

Cách 3 : Dùng cau tươi

  • Chuẩn bị 1 quả cau, rửa sạch và cắt thành 4 miếng nhỏ.
  • Lấy cả miếng cau chà xát lên bề mặt răng từ 3 – 5 phút.
  • Sau khoảng 2 – 3 phút, bạn có thể súc miệng bằng nước sạch hoặc đánh răng với kem đánh răng như bình thường

Nguồn: sưu tầm + Sách cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam tập 1

Các thành phần khác

Cây loét miệng (Dạ Cẩm)

Giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và làm dịu cơn đau

Cây xô thơm

Kháng khuẩn, giảm mảng bám răng và sâu răng

Vitamin E

Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng lợi

Đinh Hương

Giúp hạn chế phát triển vi khuẩn, khử mùi

Hoa Hòe

Tăng sức bền thành mạch, góp phần giảm chảy máu chân răng

Cam Thảo

Giúp hạn chế phát triển vi khuẩn

Một Dược

Góp phần giảm viêm

Rễ Cây Ratany

Góp phần ngăn ngừa: chảy máu chân răng, loét miệng, nhiệt miệng

Cúc kim tiền

Góp phần: giảm sưng đau, chống viêm và giảm chảy máu chân răng

Keo Ong

Giúp sạch khuẩn